• 25 Tạ Hiện, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, TP HCM
  • hunglocthinh@gmail.com
  • info@hunglocthinh.com

CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN THỨ 73- CÓ SÁU LỜI CẦN KIỂM SOÁT KHI NÓI.

CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN THỨ 73- CÓ SÁU LỜI CẦN KIỂM SOÁT KHI NÓI.

Người sống ở đời, nói chuyện thì dễ, nhưng làm sao để lời nói có giá trị, mới là điều khác biệt. Bất luận ở độ tuổi nào cũng cần tích “khẩu đức”. Những lời không nên nói thì đừng bao giờ thốt ra, những chuyện không được kể thì một chữ cũng đừng nhắc đến.

Đầu tiên, nên hết sức cẩn trọng với 6 loại lời nói sau:

  1. Lời nói bộc trực

Lời nói bộc trực là những lời chưa kịp suy xét, vừa nhìn thấy, đã thuận miệng thốt ra. Không quan tâm cảm nhận của người khác, không đoái hoài sĩ diện của người nghe, chỉ nói cho đã miệng mà không cần biết mình có đang tổn thương ai hay không. Những lời nói bộc trực dễ dẫn đến kết cục không vui, nếu cẩn ngôn một chút, thì người nghe sẽ dễ chịu mà người nói cũng an toàn hơn

  1. Lời nói than trách

Những lời than trách chỉ chứa đựng cảm xúc bi quan, trách hờn của kẻ cầu muốn không được toại nguyện. Thay vì thốt ra những lời buồn bã tiêu cực, thể hiện sự vô vọng với cuộc sống, thất vọng với cuộc đời, làm ảnh hưởng tâm tình, nhiễu loạn tâm trí, sao không mở rộng lòng ra, nhìn xa một chút, cố gắng nhiều hơn để ngày mai có sự thay đổi kỳ diệu?

   3. Lời nói nhảm nhí

Trước mặt người đừng bàn chuyện phiếm, sau lưng người đừng luận thị phi. Những lời nói nhảm không những lãng phí thời gian chính mình, ảnh hưởng cuộc sống người khác, mà còn hạ thấp giá trị bản thân, hủy hoại thanh danh người bị đề cập. Nên khi nói chuyện, đừng quên tôn trọng người cũng là tự trọng cho mình. Rất nhiều mối họa từ miệng mà ra, kẻ nói quá nhiều ắt sẽ có sơ suất.

  1.  Lời nói hồ đồ

Lời nói hồ đồ là những lời đồn thổi không căn cứ nhưng có hại cho người và mình. Làm người, nhất định phải làm chủ được những lời mình định nói. Những bàn luận thị phi không rõ ràng, tốt nhất đừng tham gia tùy tiện. Lặng im là một sự lựa chọn, nhìn thấu mà không nói ra cũng là một loại trí tuệ cần tu dưỡng.

  1. Lời nói ngông cuồng

Người ăn nói ngông cuồng luôn cho mình là đúng, không kiêng nể bất kỳ ai, làm việc huênh hoang, làm người lỗ mãng. Họ không biết một khi trời đất nổi sấm chớp ắt sẽ mưa lớn, kẻ ăn nói ngông cuồng tất gặp họa to. Cho nên làm người, tập khiêm tốn thâm trầm, sẽ vững vàng yên ổn.

  1. Lời nói độc địa

Những lời độc địa luôn khiến người buồn, gây nên sự tổn thương sâu sắc. Trên đời này, một câu nói ấm áp có thể sưởi ấm suốt ba đông, một lời rủa độc địa khiến lòng người lạnh lẽo ngay giữa những ngày hè.

Vết thương của dao, dù sâu cũng có ngày liền thịt, sự tổn thương từ những lời độc địa nhiều lúc như vĩnh viễn không thể tiêu tan. Cho nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng xin nhớ cẩn trọng ngôn từ, vì lời một khi đã thốt ra, không cách gì thu lại được.

Giữ mồm giữ miệng thì không phạm lỗi,

cẩn thận ăn nói thì không gieo họa.

Với người là thiện ý,

với mình chính là phúc khí (may mắn),

cần hết sức giữ gìn!

——————————————————–

Nhân sự – sưu tầm và biên soạn

Đồng hành & trao nhau giá trị

Các bài viết cùng chuyên mục

CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN THỨ 69- HẠNH PHÚC LÀ CHO ĐI

Tại một vùng trang trại nọ có một người nông...

CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN THỨ 51- TẤM SÉC VÔ GIÁ

Câu chuyện được mượn ở đây là của Chris Zane...

CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN THỨ 72- TẶNG MỘT VẦNG TRĂNG

Không phải ai cũng may mắn, có những người đôi...

0909889149 @
Viện dưỡng lo cao cấp Bnh Mỹ; My đng gi bao b tự động