GIÁ TRỊ CỐT LÕI “KHI PHÁT HIỆN RA LỖI PHẢI DỪNG VÀ KHẮC PHỤC NGAY”
Slogan: “Sửa chữa sai lầm để thành công”
– Sai lầm thường được xem là một danh từ mang tính tiêu cực, nhưng bạn hoàn toàn có thể nhìn nhận nó theo hướng tích cực hơn. Đơn giản vì chúng ta luôn mắc lỗi, nên khi mắc lỗi, chúng ta hãy dừng lại ngay và tìm biện pháp khắc phục, từ đó biến chúng thành bài học để khắc phục sai lầm.
1. Dừng lại khi phát hiện sai, phân tích tình hình
2. Thành khẩn thừa nhận sai sót trong công việc
3. Đề xuất giải pháp khắc phục
4. Tự mình khắc phục, không chấp nhận thất bại
5. Cam kết không tái phạm sai lầm
6. Liên tục trau dồi kỹ năng
A. Các biểu hiện và hành động cần có khi bạn mắc lỗi.
1/Dừng lại khi phát hiện sai, phân tích tình hình
– Sai sót trong công việc là điều không ai mong muốn ở bất cứ cá nhân hay tổ chức nào, bất kể bộ phận nào, tuy nhiên thái độ của chứng ta đối với việc mắc lỗi ứng xử thế nào mới là quan trọng.
– Bạn có bình tĩnh hay không, có thực sự trưởng thành hay không chính là khi bạn phân tích được tình hình và nhận ra được mấu chốt của sai sót. Từ đó, vận dụng khả năng phân tích để tìm ra được các hướng giải quyết tốt.
+ Phải dừng lại ngay khi phát hiện ra lỗi
+ Không che đậy, lấp liếm, cố xóa di lỗi lầm.
+ Không vội vàng xử lý khi chưa phân tích tại sao sai, chưa tìm ra chân tướng sự việc.
+ Không nên vội vàng xử lý lại càng sai hơn.
+ Phải báo cáo, chia sẽ cho cấp trên hay đồng nghiệp biết để hỗ trợ.
2/ Thành khẩn thừa nhận sai sót trong công việc thay vì bào chữa
– Dẫu hậu quả của những sai sót trong công việc lớn hay nhỏ thì thành thật vẫn là cách tốt nhất. đừng cố gắng bào chữa, điều đó không thể giải quyết được vấn đề.
– Bạn sẽ khó có thể tự mình quyết định một điều gì đó để sửa sai mà không có sự góp ý và trợ giúp từ những người khác, đặc biệt là trong những trường hợp gây ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty với bên ngoài.
– Chính vì vậy, thành thật nhận lỗi sai cũng chính là cách thông báo và kêu gọi sự giúp đỡ để có thể xử lý công việc hiệu quả. Ngược lại che dấu hay cố tình bóp méo sự việc, đổ lỗi cho những người khác sẽ chỉ khiến cấp trên đánh giá bạn là người không đáng tin cậy.
3/ Đề xuất giải pháp khắc phục
– Trong một số trường hợp, nhận lỗi chưa chắc đã là đủ. Sau khi thừa nhận những sai sót trong công việc, bạn nên đưa ra những gợi ý về biện pháp khắc phục.
– Điều này sẽ thể hiện bạn là người có trách nhiệm, cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề dưới áp lực cao. Từ đó, lấy lại lòng tin và sự tín nhiệm.
– Tất nhiên là những biện pháp khắc phục này phải trực diện và có khả năng triển khai. Đừng quá “hô mây gọi gió” vì chúng sẽ khiến bạn trở thành người thiếu trải nghiệm trên thương trường thay vì là một người xử lý công việc hiệu quả.
4/ Tự mình khắc phục
– Một trong những nguyên tắc khi xảy ra sai sót trong công việc chính là hãy tự mình giải quyết chúng. Cho dù cần tới sự hỗ trợ từ người khác, bạn cũng chỉ nên nhờ sự giúp đỡ chứ đừng ủy thác cho một ai giải quyết những lỗi lầm của mình.
– Khi tinh thần trách nhiệm được đề cao, cũng là lúc bạn thể hiện mình sẵn sàng cho những vị trí và nhiệm vụ lớn hơn trong tương lai.
5/ Cam kết không tái phạm sai lầm
– Bạn cần cho sếp thấy một sự chắc chắn bằng lời cam kết trực tiếp. Đa phần con người ta chỉ cần thế là đủ hình thành một niềm tin với người đã có sẵn tín nhiệm.
– Không cần viết giấy, không cần thề hứa, chỉ cần là lời thật tâm từ bạn và cho những cộng sự thấy được sự quyết tâm muốn tiến bộ của bạn. Thiếu sót trong công việc sẽ được xem là bài học kinh nghiệm ngay sau đó.
– Hãy nhớ rằng mọi sai lầm đều đi kèm với hậu quả. Chúng có thể gây tổn thất tài chính, hoặc thậm chí ảnh hưởng đến uy tín của bạn. Đương nhiên bạn sẽ phải cẩn trọng hơn với cam kết của mình, không được phép mắc lại sai lầm đó lần hai.
6/ Liên tục trau dồi kỹ năng
– Nguyên tắc vàng khi bạn mắc sai lầm là bạn phải học được gì từ đó.
– Thu nạp thêm kiến thức bổ ích về chính những vấn đề mình đã phạm lỗi cũng là một cách sửa chữa sai sót trong công việc. Điều này hoàn toàn có ích cho bạn, giúp cải thiện bản thân và nâng cao khả năng chuyên môn mỗi ngày.
– Hầu hết mọi sai lầm đều là do ta thiếu kinh nghiệm hoặc hổng kiến thức. Việc bạn nỗ lực để nâng cấp những trải nghiệm thực tiễn, cũng như cách bạn quyết tâm để không lặp lại sai lầm sẽ khiến cấp trên trọng dụng gấp bội phần.
B. Vậy làm thế nào để tránh gặp phải những sai sót trong công việc?
– Biết cách sửa chữa những sai sót trong công việc là một điều tốt, nhưng sẽ còn tốt hơn nếu bạn có thể hạn chế tối đa việc phạm sai lầm.
– Để tránh những sai sót trong công việc, áp dụng những cách sau đây để luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
1/ Hỏi kỹ trước khi thực hiện
– Đừng tự xử lý hay tự đưa ra quyết định công việc nếu bạn chưa chắc chắn đảm bảo việc đó 100% đúng. Đừng ngần ngại hỏi lại sếp hoặc đồng nghiệp có liên quan thật kỹ những điều bất hợp lý hay khúc mắc của bạn để tránh mọi sai sót trong công việc có thể xảy ra.
– Bạn không ngại khi hỏi ai đó người khác sẽ đánh giá thấp khả năng của bạn, ngược lại đồng nghiệp sẽ cho rằng bạn là người cẩn trọng hơn.
2/ Không làm nhiều việc cùng một thời điểm
– Nếu không thực sự chuyên tâm, bạn khó mà gặt hái được một kết quả làm việc như ý. Làm nhiều việc cùng lúc có thể khiến bạn mắc phải các sai sót trong công việc nghiêm trọng như lẫn lộn thông tin hay nhầm lẫn về deadline.
– Hãy làm trình tự và dứt điểm từng việc.
3/ Nhờ sự giúp đỡ từ đồng nghiệp và chia sẽ sai lầm đó
– Tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác khiến bạn lo lắng sẽ bị đánh giá không tốt về năng lực. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy rằng khả năng của mình là chưa đủ để tự mình đảm nhiệm một việc gì đó, tốt hơn hết hãy gạt bỏ cái tôi và nhờ sự giúp đỡ từ người khác, thay vì im lặng tự làm.
– Đừng cố gắng tự giải quyết vì nguy cơ xảy ra sai sót tiếp theo trong công việc là rất cao.
– Chúng ta cũng đừng quên chia sẽ những sai lầm của chúng ta mắc lỗi để đồng nghiệp và mọi người làm bài học không vi phạm. Đừng quên chia sẻ những sai lầm của bạn, bởi vì chia sẻ là quan tâm.
4/ Lập danh sách các công việc cần thực hiện
– Có thể nói, sai sót trong công việc phổ biến nhất chính là “hay quên”. Nếu công việc cần bạn giải quyết có nhiều đầu việc nhỏ hay phức tạp, hãy lập danh sách những danh mục cần hoàn thiện và thực hiện theo những gì đã đề ra. Khi có một danh sách đối chiếu, bạn sẽ không còn bị bỏ quên công việc nữa.
– Hãy nhớ: “Thành công là một hành trình chứ không phải điểm đến”, đừng vì một điểm đến sai mà nghĩ tiêu cực. Bạn có quyền cho phép mình được thất vọng nhưng đừng để điều đó thiêu đốt những năng lượng tích cực của mình.
5/ Khi người khác có lỗi thì bạn nên làm thế nào?
– Cùng tham gia vào phân tích, nhận định, tìm ra nguyên nhân
– Hỗ trợ, tìm giải pháp khắc phục.
– Tạo động lực cho đồng nghiệp sửa sai, tránh lặp lại.
– Khi phê bình người khác mắc lỗi lần đầu thì nên nói nhẹ nhàng.
– Không nên đem điều sai của đồng nghiệp ra giễu cợt.
Không ai là hoàn hảo – chúng ta luôn mắc lỗi và điều hoàn toàn tạo nên con người chúng ta. Chúng ta không sống trong một thế giới hoàn hảo, và chính sự không hoàn hảo là điều khiến cuộc sống trở nên năng động hơn.
Tục ngữ có câu: “Ngọc còn có vết, nhân vô thập toàn”. Trong cuộc sống, mỗi người không thể không có khuyết điểm và sai lầm. Có sai, nhận sai không mất giá, và chịu sửa là thiện lớn.
Người thông minh hướng tới cái thiện. Người dám nhận sai là người kiên cường, vĩ đại, bởi lấy việc sửa sai làm tài năng. Lời nói lúc nóng giận dễ sai, không quan trọng nếu biết xin lỗi thì hậu quả sẽ nhẹ nhàng.
Sai lầm không phải là dấu chấm hết cho mọi thứ. Cuộc sống vẫn tiếp diễn và mọi thứ không ngừng vận động. Một số thứ bị bỏ lại phía sau và những thứ mới phát sinh.
Điều tốt nhất bạn có thể làm với bất kỳ sai lầm nào là học hỏi từ nó một cách tốt nhất có thể và biến nó thành một sai lầm thành công.
Cuộc sống là một hành trình quá dài để bạn có thể mắc kẹt vì một sai lầm. Hãy tiếp tục và tận hưởng vì hành trình trước mặt và tương lai.
GIÁ TRỊ VĂN HÓA “TINH THẦN TRÁCH NHIỆM”
Slogan: “Hãy luôn tìm cho mình hai phương án.” A....
GIÁ TRỊ VĂN HÓA “TINH THẦN HỢP TÁC”
Slogan: “Kết sức mạnh – Nối thành công.” 1. Hợp...
CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN THỨ 38- CHO VÀ NHẬN
Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc...