GIÁ TRỊ VĂN HÓA “TINH THẦN HỢP TÁC”
Slogan: “Kết sức mạnh – Nối thành công.”
1. Hợp tác, giúp đỡ
2. Đoàn kết, chia sẻ
3. Vui vẻ, khiêm nhường
4. Tôn trọng, trách nhiệm.
1. Hợp tác, giúp đỡ trong văn hóa “Tinh thần hợp tác”
– Chúng tôi luôn hợp tác trong mọi hoạt động của Công ty dù là trong công việc hay trong hoạt động vui chơi văn nghệ thể thao
– Chúng tôi luôn sẵn sàng chủ động giúp đỡ người khác.
2. Đoàn kết và chia sẻ trong văn hóa “Tinh thần hợp tác”
– Tất cả các thành viên trong chúng tôi đều hòa nhập, tham gia tất cả các hoạt động của công ty một cách tích cực nhất.
– Chúng tôi từng cá nhân luôn sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, cảm nhận của bản thân cho mọi người. Khi được chia sẻ cũng chính là lúc chúng tôi học hỏi được kinh nghiệm của người khác
3. Vui vẻ và khiêm nhường trong văn hóa “Tinh thần hợp tác”
– Chúng tôi luôn thực hiện văn hóa vui vẻ tại công ty, luôn giữ năng lượng tích cực và vui vẻ khi giao tiếp với những người xung quanh
– Chúng tôi luôn có thái độ khiêm nhường trước mọi tình huống
4. Tôn trọng và trách nhiệm trong văn hóa “Tinh thần hợp tác”
– Chúng tôi lấy tôn trọng con người làm kim chỉ nam trong mọi hoạt động của mình.
– Chúng tôi luôn chịu trách nhiệm cho mọi hành động của mình
(A) Nội dung và các biểu hiện của văn hoá “Tinh thần hợp tác”
1. Các biểu hiện của văn hoá “Tinh thần hợp tác”gồm:
– Luôn ý thức, bản thân là một thành viên của Tập thể. Nên mọi suy nghĩ, hành động luôn đặt lợi ích của Tập thể lên hàng đầu, vì vậy, việc của đồng nghiệp là việc của chung, mà việc của chung là việc của bản thân tôi.
– Luôn hòa nhập, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm với mọi người xung quanh.
– Luôn hỗ trợ giúp đỡ khi người khác cần. không có thái độ phân biệt, giấu nghề.
– Hi sinh những sở thích, nhu cầu riêng tư của cá nhân để hòa nhập vào tập thể
– Luôn thúc đẩy, khuyến khích các thành viên khác tham gia các chương trình chung của tập thể.
– Lan tỏa năng lượng tích cực, hòa đồng, vui vẻ đến tất cả mọi người
– Luôn đón nhận thử thách tập thể giao với tâm thế tích cực, tư duy đa chiều, nhìn nhận vấn đề một cách thoải mái và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ
2. Cách hiểu:
– Sau này bất kì mục tiêu nào của công ty đưa ra chúng ta luôn đặt mình sẽ có trách nhiệm hợp tác trong đó, chúng ta không ở ngoài cuộc với bất kì mục tiêu chung nào của công ty. Chúng ta là một phần trong kết quả chung của tập thể.
– Những nhiệm vụ mà bản thân ta hoàn thành là mảnh ghép cho sự thành công và vững mạnh của tập thể
– Giữa chúng ta, mỗi người nên hiểu rằng: “Không có bất kỳ rào cản nào giữa các phòng ban, bộ phận với nhau trong Công ty.”
– Các thành viên luôn tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau để cùng chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác thúc đẩy nhau cùng phát triển.
3. Ý nghĩa của “Tinh thần hợp tác” đối với doanh nghiệp:
– Khi văn hóa Hợp tác được thực hiện doanh nghiệp sẽ tạo được sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty, trở thành 1 doanh nghiệp có hướng đi ổn định, phát triển bền vững từ chính các thành viên của mình, khi đó:
– Mỗi thành viên đều tự hào về doanh nghiệp của mình, tất cả đều góp phần tạo nên sự vững mạnh của công ty
– Với sức mạnh hợp tác của tập thể, công ty sẽ có đủ nguồn lực, sự quyết tâm để có thể phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.
4. Lý do cần có “Tinh thần hợp tác” trong doanh nghiệp:
– Mỗi cá nhân đều có 1 thế mạnh riêng nếu chỉ mỗi cá nhân đó sử dụng 1 sức mạnh duy nhất mà mình có thì chắc chắn sẽ không thể bằng sức mạnh của nhiều người vì vậy nếu phát huy tối đa tinh thần hợp tác tập thể mỗi chúng ta sẽ có thể học hỏi, có thể có được sức mạnh vượt trội.
– Tinh thần hợp tác tạo thành 1 khối gắn kết, dù chúng ta ở đâu trên bản đồ địa lý thì đều là 1 tinh thần chung của Hưng Lộc Thịnh đó là tinh thần: Hợp tác, chia sẻ sự yêu thương, đoàn kết, năng lượng tích cực, vui vẻ, trao đi cơ hội để tạo nên những giá trị tốt đẹp và cùng hướng tới một tinh thần hợp tác chung thống nhất
5. Cán bộ nhân viên được lợi gì từ văn hóa này:
– Giúp cán bộ nhân viên thêm gắn kết, yêu môi trường làm việc của mình.
– Các cán bộ nhân viên sẽ có thể học được nhiều kinh nghiệm, nhìn vấn đề theo tư duy đa chiều và đón nhận thử thách một cách tích cực nhất từ đó sẽ có những cơ hội cho bản thân phát triển trong tương lai.
– Khi chúng ta luyện tập và sống theo tinh thần hợp tác thì kỹ năng giao tiếp cũng được cải thiện và hoàn thiện mỗi ngày
6. Tập thói quen này như thế nào?
– Tham gia 100% các chương trình, nội dung của công ty đưa ra
– Tham gia 100% các thảo luận lấy ý kiến từ công ty, các cuộc họp.
– Luôn vui vẻ hỗ trợ mọi người trong khả năng của mình.
7. Khi có người chưa có “Tinh thần hợp tác” thì được hỗ trợ, cải thiện như thế nào?
– Khi cá nhân chưa thể hiện tinh thần hợp tác thì cấp trên trực tiếp sẽ ngồi lại với cá nhân để truyền thông lại cho các nhân đó biết tầm quan trọng của các giá trị văn hóa trong công ty để cá nhân ý tự ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện văn hóa này.
– Cấp trên trực tiếp và các đồng nghiệp xung quanh cần hỗ trợ giúp đỡ cá nhân đó hòa nhập bằng cách động viên, chia sẻ, trao đổi trong nhóm nhỏ, sau đó khuyến khích cá nhân đó chia sẻ trên tập thể lớn hơn.
8. Thực hiện từ Ban giám đốc và Toàn thể cán bộ_công nhân viên:
– Ban Giám đốc, các trưởng bộ phận phòng ban thực hiện ngay văn hoá này.
– Triển khai và truyền thông rộng cho toàn thể Công nhân viên biết để cùng thực hiện.
– Thường xuyên trao đổi, chia sẻ và cập nhật các ví dụ tình huống thực tiễn để duy trì văn hoá này tốt của Công ty Hưng Lộc Thịnh
9. Cách Thức triển khai:
– Triển khai và nhắc nhớ thường xuyên, tạo tư tưởng văn hoá này thành thói quen từ Trưởng BP, rồi triển khai tới toàn Công ty. Từ đó, từng bộ phận, phòng ban duy trì để nó thấm nhuần trong tư tưởng, tạo thành thói quen và là văn hoá của Hưng Lộc Thịnh
10. Các biểu hiện không tích cực cần được nhận dạng:
– Chưa tích cực tham gia hoạt động của công ty.
– Chưa tích cực đóng góp, chia sẻ ý kiến vì sợ sai
– Đóng góp nhưng với thái độ chưa tích cực, đóng góp cho có lệ
– Lập các nhóm bàn luận các về những điều chưa tốt ở người khác.
– Giao tiếp với mọi người với thái độ chưa được vui vẻ, cởi mở. xì xầm, to nhỏ.
– Thường đưa ý kiến chủ quan mà ít lắng nghe người khác
– Chưa có tinh thần tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
– Sai không dám nhận, viện cớ, không chia sẽ thông tin cho mọi người biết.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI “CHÍNH TRỰC CÔNG TÂM”
GIÁ TRỊ CỐ LÕI “CHÍNH TRỰC CÔNG TÂM” Slogan: Trao...
GIÁ TRỊ CỐT LÕI: ĐẶT KHÁCH HÀNG LÊN TRÊN HẾT
Slogan: “Khách Hàng Hài Lòng, Tôi Hạnh Phúc” 1. Tin...
GIÁ TRỊ CỐT LÕI “KHÔNG BAO GIỜ BẰNG LÒNG, PHẢI LIÊN TỤC CỐ GẮNG”
Slogan: “Bằng lòng là dừng lại, cố gắng là tiến...