GIÁ TRỊ VĂN HÓA “TINH THẦN TRÁCH NHIỆM”
Slogan: “Hãy luôn tìm cho mình hai phương án.”
A. Nội dung và các biểu hiện của văn hoá “tinh thần trách nhiệm”:
1. Các biểu hiện tích cực của văn hóa “tinh thần trách nhiệm”:
– Chủ động hoàn thành công việc;
– Độc lập trong suy nghĩ;
– Sự tự tin;
– Tiết kiệm chi phí;
– Luôn có những phương án thực hiện và mang tính khả thi;
– Làm việc trên tinh thần tự chủ mà không cần “sếp” đôn đốc và nhắc nhở;
– Xem việc của đồng nghiệp như việc của mình;
– Làm việc trong tinh thần vui vẻ, hăng hái, nhiệt tình;
– Hãnh diện và tự hào khi đem lại thành quả tốt cho những người xung quanh;
– Suy nghĩ tích cực.
2. Cách hiểu văn hóa “tinh thần trách nhiệm”:
– Nhân viên chúng tôi luôn luôn chủ động để đem đến sự hài lòng, đáp ứng bằng và hơn yêu cầu mong đợi trong mọi hoạt động công việc;
– Chúng tôi luôn luôn làm tốt việc của của mình với tinh thần cầu tiến và sẵn sàng hỗ trợ các đồng nghiệp, tập thể.
– Chúng tôi chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ của mình. Nếu thấy một vấn đề nào đó xảy ra, nhân viên chúng tôi đưa ra hưởng xử lý, không tìm cách thoái thác;
– Khi nhìn thấy một vấn đề nào đó xảy ra trong công ty, chúng tôi nhìn nhận mình là một phần ở công ty đó;
– Chúng tôi làm việc luôn giữ vững lập trường về giá trị văn hóa công ty, tự tôn thương hiệu công ty, tự hào và yêu mến công ty nơi đang tạo công ăn việc làm để chăm lo cho gia đình của mình.
– Người nhân viên tự chủ và nhìn nhận phản bác trong mọi truyền thông thiếu đúng đắn về hình ảnh công ty, cũng như những xúi giục từ phía bên ngoài;
– Chúng tôi hiểu rằng những quyết định và hành động của chính mình có thể ảnh hướng đến những người xunh quanh, do đó luôn cân nhắc trước khi thực hiện, vì đó là kết quả mà mình sẽ tạo ra;
– Chúng tôi luôn đặt kết quả công việc lên hàng đầu: làm sao hiệu suất cao nhất, chi phí thấp nhất, dịch vụ tốt nhất, …
– Chúng tôi luôn làm việc trên góc độ tìm ra những giải pháp mới, phương pháp mới, đó là sự sáng tạo trong công việc mỗi ngày để rút ngăn thời gian hơn, giảm tiêu tốn sức lực, nhưng giá trị đem lại cao hơn, tiết kiệm chi phí hoạt động, nâng cao tinh thần làm việc vui vẻ,…
3. Ý nghĩa của văn hoá “tinh thần trách nhiệm”:
– Nền tảng văn hóa “tinh thần trách nhiệm” là một cách tạo ra phong cách làm việc độc lập, tạo không khí làm việc hăng say, mang lại hiệu suất lao động cao nhất trong toàn bộ công ty, tạo sự ngưỡng mộ và đem đến sự hài lòng với khách hàng, đối tác, và người lao động; Khi đó:
+ Khách hàng, đối tác, người lao động tin tưởng vào công ty.
+ Đoàn kết nội bộ cao, uy tín cá nhân được đánh giá cao.
+ Hiệu suất công việc cao, phát triển bản thân tốt.
+ Nhân viên luôn muốn làm tốt nhất mọi việc và luôn hỗ trợ người khác.
+ Mọi cấp bậc, mọi tình huống đều được giao tiếp vui vẻ, cởi mở và tôn trọng nhau
+ Suy nghĩ và hành động tích cực luôn được vận dụng và phát huy.
+ Công ty vận hành năng suất lao động cao nhất.
+ Khuyến kích khả năng sáng tạo của từng thành viên công ty.
4. Lý do cần có văn hoá “tinh thần trách nhiệm”:
– Khi mỗi cá nhân đều tự nhận thức tự chịu trách nhiệm cao thì nhìn nhận bất cứ sự việc gì hoặc khi đối đầu với bất kỳ trở ngại, thì luôn trong vị thế chủ động để giải quyết và đưa kết
quả lên hàng đầu.
– Đón đầu các cơ hội và luôn có phương án dự phòng khi triển khai và hành động; nhằm nâng cao giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công hơn;
– Bộ máy tổ chức công ty hoạt động trơn tru và bất cứ kế hoạch gì khi triển khai thực hiện luôn đồng bộ vì sự thống nhất cao, luôn hướng đến kết quả tốt vì từng cá nhân đã hiểu rõ trong
từng phân đoạn công việc đã được phân công.
5. Cán bộ, Công nhân viên được lợi gì từ văn hoá “tinh thần trách nhiệm”:
– Khi “tinh thần trách nhiệm” được hình thành như một thói quen và tác phong làm việc sẽ giúp cá nhân đó luôn có được khả năng phân tích tình hình, phán đoán và khả năng thích ứng cao, khả năng đối ứng với những tình huống xấu có thể xảy ra. Điều này giúp sự linh hoạt và chủ động trong mọi sự việc từ công việc đến xã hội.
– Khi “tinh thần trách nhiệm” được hình thành như một tính cách không thiếu của một nhân viên, giúp các bạn nâng cao thành tích hơn nữa theo thời gian.
6. Tập thói quen này như thế nào?
– Chia sẽ tầm nhìn: Các trưởng bộ phận chia sẽ rõ về giá trị công ty; tầm nhìn của công ty. Giải thích và đưa các ví dụ thực tế đủ rõ để nhân viên hiểu đươc tình hình thực tế; hiểu rõ như thế nào là những hành động và suy nghĩ theo giá trị văn hóa của công ty
– Trao quyền: trao cho nhân viên những vai trò người điều phối hay có vai trò của người quản lý/ kế hoạch thực thi để họ có thể có cơ hội thực hành
– Lập mục tiêu & kế hoạch thực hiện: tìm hiểu các ý tưởng của nhân viên, hiểu tâm tư nguyện vọng bên trong (động lực bên trong cũng như động lực bên ngoài) của nhân viên. Mời họ cùng tham gia các quyết định quan trọng. Hãy cho họ thấy quá trình khi thực hiện kế hoạch đó và kết quả. Thông qua kết quả công việc đạt được (dù đúng hay sai, dù thành công hay chưa như ý thì điều đó giúp nhân viên tự rút ra bài học cho chính mình)
– Giải thích tại sao/Làm giàu công việc: Đừng nói nhân viên làm (chỉ thi hành mệnh lệnh hay yêu cầu từ cấp trên), mà cần cho nhân viên hiểu tại sao những nhiệm vụ đó cần hoàn thành và tại sao nhân viên đươc chọn/ phân công thực hiện nhiệm vụ đó.
– Hãy để cho họ lựa chọn phương pháp thực hiện: hãy để cho nhân viên được quyền chọn lựa, họ quyết định thực hiện việc đó như thế nào? Đồng ý hay đặt những câu hỏi gợi ý về những gì tạo nên một kết quả thành công, sau đó để họ lập biểu đồ cho lộ trình của riêng họ. Điều này xây dựng quyền tự chủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và họ có thể tìm ra phương pháp để hoàn thành công việc vượt trội hơn so với công việc cấp quản lý đã giao.
– Luôn tạo sự tin tưởng: động viên, khuyến khích và giúp đỡ nhân viên khi họ thực hành
– Khuyến kích nhân viên tự giải quyết vấn đề của họ: Hãy khuyến kích nhân viên nêu vấn đề của họ và để tự họ tìm ra giải pháp cho vấn đề của chính họ. Tự chủ toàn ý cho quyết định của mình và chịu trách nhiệm với chính mình, và trước công ty. Lưu ý: không chê bai khi kết quả chưa như sự mong đợi mà nên cùng thảo luận cùng nhân viên để có những phương án hay hơn trong tương lai
7. Khi có người thiếu quan tâm, chưa xem trọng “tinh thần trách nhiệm” thì được hỗ trợ, cải thiện như thế nào?
– Khi một người vi phạm giá trị văn hóa, có nghĩa là thói quen chưa được hình thành, chúng ta hãy cùng nhắc lại thói quen này, và cùng tiếp tục luyện tập, hãy viết lại cách hành xử theo thói quen tốt, cùng tập lại, và cùng đưa vào bộ ví dụ về thói quen này và phổ biến cho toàn công ty áp dụng, và tránh lập lại.
– Tạo các buổi chia sẽ kinh nghiệm trong các buổi họp chia sẽ điều thú vị và các bài viết truyền thông văn hóa.
– Kênh trao đổi riêng với bộ phận nhân sự.
8. Thực thi từ chính Ban Giám Đốc và toàn thể Cán bộ – Công Nhân viên
– Ban Giám đốc, các trưởng bộ phận phòng ban thực hiện ngay văn hoá này.
– Triển khai và truyền thông rộng cho toàn thể Công nhân viên biết để cùng thực hiện.
– Thường xuyên trao đổi, chia sẻ và cập nhật các ví dụ tình huống thực tiễn để duy trì văn hoá này tốt trong tổ chức Hưng Lộc Thịnh
9. Cách thức triển khai
– Thực hiện các nội dung tại các cuộc họp và văn phòng công ty;
– Thực hiện các buổi training kết hợp để thực hành các tình huống thực tế;
– Thực hiện hình thức vinh danh, nghi nhận và biết ơn đối với các khách hàng, NLĐ và nhân viên về các giá trị văn hóa mà người đó thể hiện;
– Thực hiện các chủ đề văn hóa, câu chuyện cuối tuần vvv
10. Các biểu hiện không tích cực cần nhận dạng và cần uốn nắn:
– Phải nhắc nhở mới hành thành được công việc được phân công;
– Hay chưa đủ sự kiên định khi nghe những thông tin thiếu tích cực về công ty;
– Dễ bị tác động và lôi kéo khi thiếu tinh thần tự tin và tự chủ, trách nhiệm;
– Xem công việc của người khác không ảnh hưởng đến mình;
– Chú trọng đến kết quả bản thân mà quên đi giá trị chung của một tập thể;
– Sử dụng các thiết bị, vật dụng, tài sản,.. của công ty lãng phí, cần chú trọng như là của chính mình;
– Quản lý chi phí hoạt động công ty có giống như đang sử dụng tiền túi của mình;
– Kết quả công việc không được xem trọng;
– Giải quyết công việc không đúng thời hạn được yêu cầu.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI “CHÍNH TRỰC CÔNG TÂM”
GIÁ TRỊ CỐ LÕI “CHÍNH TRỰC CÔNG TÂM” Slogan: Trao...
GIÁ TRỊ CỐT LÕI “KHI PHÁT HIỆN RA LỖI PHẢI DỪNG VÀ KHẮC PHỤC NGAY”
Slogan: “Sửa chữa sai lầm để thành công” – Sai...
CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN THỨ 38- CHO VÀ NHẬN
Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc...