GIÁ TRỊ CỐT LÕI “KHÔNG BAO GIỜ BẰNG LÒNG, PHẢI LIÊN TỤC CỐ GẮNG”
Slogan: “Bằng lòng là dừng lại, cố gắng là tiến lên”
1. Không bằng lòng với những điều đạt được;
2. Không ngừng học hỏi;
3. Suy nghĩ tích cực;
4. Đặt niềm tin đúng chổ;
5. Sáng tạo và không ngại thất bại.
6. Biết cách lắng nghe và thừa nhận sai lầm
7. Luôn phấn đấu không ngừng
– Có một câu nói rằng “Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận.” Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất trong công việc và cuộc sống “ không bao giờ bằng lòng, liên tục cố gắng”.
1. Không bằng lòng với những điều đã đạt được
– Đạt được thành công không phải là tất cả. phải đặt mục tiêu lớn lao hơn. nếu chỉ biết hài lòng với vị trí của mình, bạn sẽ bỏ qua cơ hội, làm cản trở việc học hỏi và phát triển của chính mình.
– Nếu bạn dừng lại, trong khi mọi người đều tiến, có nghĩa là bạn thụt lùi.
2. Không ngừng học hỏi
– Cuộc sống là một cuộc hành trình với những bài học thú vị. Hãy không ngừng học hỏi từ sách vở, từ khách hàng, từ đồng nghiệp và trong cuộc sống để tự hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
– Liên tục học hỏi và cải thiện mình là cách để bạn trưởng thành và tự tin hơn.
3. Suy nghĩ tích cực
– Cuộc sống không bao giờ là một tấm thảm đầy hoa và êm ái mà lẫn trong đó là những chiếc gai nhọn. Có những lúc bạn không tránh khỏi những khó khăn, thất bại cay đắng.
– Chỉ khi bạn có lòng tin ở bản thân mình thì mới có động lực để phấn đấu và nỗ lực. Chắc chắn thành công luôn ở phía trước bạn, hãy đi tìm chúng nếu bạn thực sự đam mê.
4. Đặt niềm tin đúng chỗ
– Bạn không thể thành công nếu không có những người bạn, cộng sự đáng tin cậy bên cạnh. Điều này còn có ý nghĩa trong việc làm việc nhóm hay trong các công việc tập thể.
– Bạn nên khích lệ, động viên và tôn trọng ý kiến của các thành viên, tìm kiếm những điểm tốt ở họ để đặt niềm tin đúng chỗ. Đây cũng chính là động lực lớn nhất để các thành viên trong nhóm phát huy được thế mạnh của bản thân, đóng góp hiệu quả nhất cho công việc chung.
5. Sáng tạo và không ngại thất bại
– Trong công việc, nên tìm tòi, phân tích học hỏi, khám phá những điều mới mẻ.
– Nếu không có sự sáng tạo thì bạn sẽ mãi không có bước tiến mới. Vì thế, hãy luôn rèn luyện cho bản thân tư duy sáng tạo để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống, công việc của bạn và cho cả xã hội.
– Coi thất bại là những trải nghiệm để phát triển bản thân.
6. Biết cách lắng nghe và thừa nhận sai lầm
– Lắng nghe để học, để hiểu và để tôn trọng, đây chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn thành công trong tương lai.
– Phải biết thừa nhận khi thất bại, học hỏi từ những sai lầm và cố gắng khắc phục nó để không bao giờ mắc phải những điều tương tự, rút ra bài học cho sự thành công trong tương lai.
7. Luôn phấn đấu không ngừng phát triển bản thân
– Cuộc sống là luôn phải không ngừng cố gắng, phát triển bản thân. Thành công sẽ không đến với những người chỉ biết hài lòng với hiện tại, không có ý chí, quyết tâm phấn đấu vươn lên.
– Việc có được sự kiên trì và nỗ lực, bền bỉ cả về thể chất và tinh thân là vấn đề không hề đơn giản chỉ qua ngày một ngày hai mà là cả một quá trình dài luyện tập.
A. Nội dung và các biểu hiện của cốt lõi “không bao giờ bằng lòng, phải liên tục cố gắng”
1. Các biểu hiện tích cực.
– Thái độ làm việc tích cực và theo đuổi mục tiêu tới cùng trên tinh thần lành mạnh.
– Nỗ lực hết mình, cố gắng không ngừng, luôn vững vàng, không bỏ cuộc dù có gặp phải những gian nan, thử thách, thậm chí là những thất bại.
– Tuân thủ những nguyên tắt, quy định chung của công ty, Tôn trọng và công nhận những kết quả làm việc tốt của người khác, đam mê học hỏi những cái mới.
– Không so bì, ganh đua với những thành tích của đồng nghiệp.
2. Cách hiểu cốt lõi “không bao giờ bằng lòng, phải liên tục cố gắng”
– Hoàn thành công việc là bình thường của một người đi làm, chúng ta hãy phấn đấu hoàn thành tốt hoặc xuất sắc.
– Luôn có kế hoạch, phương pháp, chuẩn bị phương án xử lý hoặc dự phòng.
– Không tự thỏa mãn với những gì đạt được. Luôn tìm tòi, học hỏi những cái hay, cái mới.
– Không nản chí, không bỏ cuộc dù gặp khó khăn
3. Ý nghĩa cốt lõi “không bao giờ bằng lòng, phải liên tục cố gắng”
– Tạo không khí thi đua lành mạnh trong môi trường làm việc.
– Giúp cá nhân, tập thể khám phá ra những điều mới mẽ, hiệu quả trong công việc.
– Kết quả phục vụ khách hàng tốt, khách hàng tin tưởng vào công ty;
– Đoàn kết, khơi gợi và duy trì tinh thần làm việc tốt cho tổ chức;
– Hiệu quả công việc cao, phát triển bản thân tốt;
– Suy nghĩ và hành động tích cực luôn được vận dụng và phát huy.
4. Lý do cần có cốt lõi “không bao giờ bằng lòng, phải liên tục cố gắng”
– Xây dựng lòng kiên trì của cá nhân tập thể người lao động.
– Khám phá sự sáng tạo, tư duy mới trong quá trình cố gắng.
– Đặt mục tiêu thi đua cho những cá nhân, tập thể có sự quyết tâm.
– Xây dựng tổ chức, công ty vững mạnh, hiệu quả, năng suất av2 chất lượng công việc tăng cao.
– Văn hóa thi đua lành mạnh, tạo sự tin tưởng và an tâm của khách hàng.
5. Cán bộ CNV được lợi gì từ cốt lõi “không bao giờ bằng lòng, phải liên tục cố gắng”
Quyết tâm từ cốt lõi “không bao giờ bằng lòng, phải liên tục cố gắng” được thực hiện tốt sẽ giúp:
– Khơi gợi và duy trì thái độ làm việc tích cực tốt cho bản thân, cho đội ngũ và mang lại hiệu quả công việc cao;
– Được ghi nhận vinh danh, khen thưởng công nhận trước tập thể công ty,
– Được khách hàng và Công ty tôn trọng hơn, đãi ngộ tốt hơn.
– Giữ được tinh thần, thói quen phấn đấu, xung kích.
– Vui vẻ hơn trong công việc và cuộc sống;
– Được nâng cao giá trị bản thân và phát triển ở vị trí cao hơn trong tương lai;
6. Tập thói quen “không bao giờ bằng lòng, phải liên tục cố gắng” như thế nào?
– Luôn chấp hành tốt các nội quy, quy định của công ty.
– Làm việc có nguyên tắt, kỷ luật bản thân.
– Kiên trì, bán sát mục tiêu đề ra. Không nản chí dù thất bại, có tinh thần lạc quan.
– Thăm dò sự hài lòng của khách hàng, để bản thân biết phải phấn đấu hơn.
7. Khi có người thiếu quan tâm, chưa tận tâm, chưa xem trọng cốt lõi “không bao giờ bằng lòng, phải liên tục cố gắng” thì được hỗ trợ, cải thiện như thế nào?
– Khi ai đó chưa có tinh thần “không bao giờ bằng lòng, phải liên tục cố gắng” chưa nhận thức xem trọng văn hóa thi đua, phấn đấu, ảnh hưởng đến tập thể, tư tưởng của đồng nghiệp, chưa đạt hiệu quả công việc thì cấp trên trực tiếp hoặc đồng nghiệp hãy cùng xem lại vấn đề, Gặp để cùng nhau trao đổi để hiểu thấm nhuần tư tưởng văn hoá và bằng mọi cách tìm giải pháp để cải thiện, đạt hiệu quả từng công việc cụ thể và duy trì phát huy hiệu quả về sau.
GIÁ TRỊ VĂN HÓA “TINH THẦN HỢP TÁC”
Slogan: “Kết sức mạnh – Nối thành công.” 1. Hợp...
CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN THỨ 38- CHO VÀ NHẬN
Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc...
GIÁ TRỊ CỐT LÕI “TÔN TRỌNG VÀ QUAN TÂM ĐẾN TỪNG CÁ NHÂN”
Slogan: “Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình”...