• 25 Tạ Hiện, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, TP HCM
  • hunglocthinh@gmail.com
  • info@hunglocthinh.com

GIÁ TRỊ CỐT LÕI “TÔN TRỌNG VÀ QUAN TÂM ĐẾN TỪNG CÁ NHÂN”

GIÁ TRỊ CỐT LÕI “TÔN TRỌNG VÀ QUAN TÂM ĐẾN TỪNG CÁ NHÂN”

Slogan: “Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình”

1. Các biểu hiện tích cực của cốt lõi “Tôn Trọng và Quan Tâm Đến Từng Cá Nhân”

– Thể hiện sự tử tế, nhã nhặn và khiêm cung: Sự tôn trọng bắt đầu từ mối quan tâm cơ bản đối với cảm xúc của người khác. Tự hỏi bản thân xem bạn muốn được đối xử như thế nào trong một tình huống cụ thể và cố gắng đối xử với đồng nghiệp và mọi người theo cách đó.
– Hãy đối xử bình đẳng: Hãy tôn trọng tất cả mọi người như nhau, không phân biệt họ là ai, công việc, vị trí xã hội hay “đẳng cấp” thế nào, mọi người đều được cư xử bình đẳng nhau.
– Tôn trọng sự khác biệt: Hãy tôn trọng những người khác biệt của mỗi người, kể cả khi bạn không biết nhiều về nhau. Bạn không nhất thiết phải yêu mến tất cả những người mình gặp và chắc chắn là không cần tán thành với bất kỳ những gì họ làm hoặc nói, nhưng bạn nên bày tỏ sự tôn trọng.
+ Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa của mỗi người.
+ Tôn trọng sự khác biệt về tín ngưỡng tôn giáo của mỗi người.
+ Tôn trọng sự khác biệt quan điểm chính trị của mỗi người.
+ Tôn trọng cả những người trong nhóm “đối thủ” của bạn, kể cả những người hâm mộ họ.
– Tôn trọng mọi không gian chung: Tôn trọng bất kỳ không gian nào mà bạn chia sẻ cùng người khác. Bạn sẽ không hài lòng khi người khác vứt rác ở nơi mà mình thường lui tới; vì vậy, bạn nhớ dọn dẹp rác của mình để giữ sự sạch đẹp cho người khác.
– Tôn trọng đồ vật của người khác: Bạn sẽ không được kính trọng và yêu mến khi đụng đến bất kỳ thứ gì không thuộc về mình. Bạn hãy xin phép trước khi sử dụng tài sản của ai đó.

2. Cách hiểu của cốt lõi “Tôn Trọng và Quan Tâm Đến Từng Cá Nhân”
– Lắng nghe người khác nói: Khi chúng ta trò chuyện, việc trở thành một người biết lắng nghe là dấu hiệu cơ bản của sự tôn trọng. Nếu tỏ ra buồn chán hoặc cắt lời người đối diện, bạn đang thể hiện rằng mình thật sự không quan tâm đến những gì họ nói. Tập lắng nghe chăm chú hơn và chờ họ dứt lời trước khi đưa ra phản hồi.
– Suy nghĩ trước khi nói: Khi đến lượt bạn nói, cố gắng đưa ra lời phản hồi thật tôn trọng. Cân nhắc những gì người kia nói và thể hiện suy nghĩ của bạn mà không hạ thấp ý kiến của họ. Tránh sỉ nhục người khác bằng cách nói những lời thô lỗ hoặc ác ý.
– Nói rõ những gì bạn muốn: Mọi người thường vui vẻ giúp đỡ bạn, nhưng họ không thể giúp nếu không chắc bạn muốn gì. Hãy nói rõ nhu cầu của bạn để người khác không phải băn khoăn tự hỏi chuyện gì đang xảy ra với bạn.
– Phản đối một cách tôn trọng: Hãy tôn trọng quan điểm của ai đó kể cả khi bạn thật lòng không thể tán thành. Quan trọng là cách bạn phản đối những gì họ nói không được làm mất đi giá trị thật của người đó.
– Tập kiên nhẫn và luôn nghĩ theo hướng tích cực: Việc giao tiếp đôi lúc có vẻ khó khăn, và người khác có thể nói sai hoặc chật vật để tìm ra từ ngữ thích hợp. Hãy cho họ thời gian và khi không chắc họ muốn nói gì, bạn nên nghĩ rằng họ đang cố gắng hết mình để cư xử tử tế và hiểu chuyện.
– Đừng suy nghĩ áp đặt về người khác: Đừng bắt đầu cuộc trò chuyện bằng nhận định chủ quan về quan điểm hoặc hoàn cảnh của ai đó dựa trên chủng tộc, giới tính, tôn giáo, quốc tịch hoặc bất kỳ yếu tố nào. Mỗi người là một cá nhân với kinh nghiệm và sự hiểu biết cá biệt về cuộc sống. Đừng trở nên thiếu tôn trọng bằng việc nghĩ rằng bạn biết rõ về người khác trước khi dành thời gian tìm hiểu về cá nhân cụ thể nào đó.
– Đừng ngồi lê đôi mách: Đây là hành động thiếu tôn trọng phổ biến mà nhiều người vẫn không bị lên án, nhưng việc ngồi lê đôi mách là một thói quen xấu. Việc này khiến bạn quen với việc xem người khác là nhân vật trong những cuộc tám chuyện thay vì là cá nhân có cảm xúc dễ bị tổn thương sâu sắc. Cho dù đó là người kỳ lạ nhất, phiền toái nhất hay đáng ghét nhất, bạn vẫn không nên thường xuyên nói về họ như thể sự tồn tại của họ là để mua vui cho người khác.
– Xin lỗi nếu bạn làm tổn thương ai đó: Bất luận có cố gắng như thế nào, bạn vẫn sẽ vô tình giẫm lên chân người khác vào một lúc nào đó. Hành động gây đau đớn của bạnsẽ không quan trọng bằng việc bạn phản ứng như thế nào. Nếu nhận ra mình cư xử thiếu tử tế hoặc khiến người khác khó chịu, hãy nhận lỗi và xin lỗi.
– Tôn trọng người khác kể cả khi họ không tôn trọng bạn: Việc này có vẻ khó, nhưng bạn cần cố gắng thể hiện sự kiên nhẫn và sự nhún nhường. Người khác sẽ học được điều gì đó từ bạn. Nếu người đó vẫn thô lỗ và xấu tính, bạn sẽ bảo vệ bản thân nhưng không trở nên thấp hèn như họ.

3. Ý nghĩa của cốt lõi “Tôn Trọng và Quan Tâm Đến Từng Cá Nhân”
– Tạo tự tin cho cá nhân: Khi chúng ta được tôn trọng trong mọi trường hợp, bản thân sẽ có thêm nhiều sự tự tin, sáng tạo. Giúp cho chất lượng cuộc sống của cá nhân trở lên tốt hơn.
– Thúc đẩy sự sáng tạo, hiệu quả trong công việc: Trong doanh nghiệp, tôn trong lẫn nhau, quan tâm nhau giúp cho công việc luôn được giải quyết một cách sáng tạo nhất, hiệu quả nhất mà không bị bỏ qua một ý tưởng tốt nào.
– Tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng: Tôn trọng con người, tôn trọng khách hàng giúp cho công việc của chúng ta trở lên thuận lợi, dễ dàng có cách giải quyết sự việc nhanh và hiệu quả nhất.
– Tạo ra một môt trường văn hóa, xã hội văn hóa: Khi dành sự tôn trọng quan tâm đến người khác, chúng ta cũng sẽ nhận lại được sự tôn trọng tương ứng. Từ đó chúng ta nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ, động viên trong công việc, cuộc sống giúp cho chúng ta có cuộc sống thoải mái, hạnh phúc. Nếu mọi người sống tôn trọng lẫn nhau, xã hội sẽ ngày càng trở lên tốt đẹp hơn.

4. Lý do cần có cốt lõi “Tôn Trọng và Quan Tâm Đến Từng Cá Nhân”
– Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Khi Doanh nghiệp có văn hóa tôn trọng con người, sẽ ngày càng hình thành được những con người ưu tú, có tầm nhìn. Khi doanh nghiệp thực hiện văn hóa tôn trọng con người, chính là xây dựng sự bình đẳng, không tự cao cũng không coi thường trong chính nhân viên của mình. Và lúc này, những người thực hiện văn hóa tôn trọng con người họ hiểu rằng tôn trọng con người chính là giá trị, là đạo đức và thậm chí là bản lĩnh của chính mình.
– Hướng nhân sự tới tiều tốt đẹp: Trong quá trình thực hiện văn hóa tôn trọng con người chúng ta sẽ tạo ra được những thói quen tốt đẹp, loại bỏ những thói quen không tốt. Hướng chúng ta tới những điều Chân – Thiện – Mỹ.

5. Cán bộ, Công Nhân viên được lợi gì từ cốt lõi “Tôn Trọng và Quan Tâm Đến Từng Cá Nhân”
– Được tôn trọng: Khi chúng ta tôn trọng và quan tâm đến người khác thì sẽ nhận lại được sự tôn trọng từ người khác. Quan hệ này giúp cho chúng ta ngày càng gần gũi, gắn bó với nhau.
– Được làm việc trong môi trường cởi mở: Cả doanh nghiệp ai cũng được tôn trọng quan tâm nhau thì môi trường làm việc sẽ bớt căng thẳng, công việc sẽ có nhiều ý tưởng và nhanh chóng được giải quyết.

6. Tập thói quen văn hoá “Tôn Trọng và Quan Tâm Đến Từng Cá Nhân”
– Đào tạo: Tham gia 100% các chương trình đào tạo của công ty đưa ra.
– Luyện tập thói quen: Luôn nói điều tích cực khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
– Tỉnh cảm: Luôn xem những người xung quanh như người thân trong gia đình để ứng xử.

7. Khi có người thiếu quan tâm, chưa xem trọng Tôn trọng con người thì được hỗ trợ, cải thiện như thế nào?
– Thấu hiểu: Khi cá nhân chưa thể hiện văn hóa “tôn trọng con người” thì cấp trên trực tiếp sẽ ngồi lại với cá nhân để truyền thông lại cho các nhân đó biết tầm quan trọng của các giá trị văn hóa trong công ty để cá nhân ý tự ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện văn hóa này.
– Tinh thần tập thể: Cấp trên trực tiếp và các đồng nghiệp xung quanh cần hỗ trợ giúp đỡ cá nhân đó bằng chính hành động của mình, tất cả mọi người đều thực hiện văn hóa tôn trọng này đối với chính cá nhân cần giúp đỡ để có thể học hỏi từ những hành động nhỏ nhất.

8. Thực thi từ chính Ban Giám Đốc và toàn thể Cán bộ – Công Nhân viên
– Đội ngũ lãnh đạo: Giám đốc, Ban Giám đốc, các trưởng bộ phận phòng ban là những người làm gương, làm mẫu để thực hiện ngay văn hoá này.

9. Cách thức triển khai cốt lõi “Tôn Trọng và Quan Tâm Đến Từng Cá Nhân”
– Hàng ngày: Từng cá nhân tự đánh giá lại việc thực hiện cốt lõi tôn trọng con người trong từng hành động, từng ứng xử với đồng nghiệp, với khách hàng, với người thân, bạn bè…
– Định kỳ: Rút kinh nghiệm, nêu ra bài học đáng chú ý nhất.
– Ghi nhận đánh giá: Thực hiện ghi nhận đánh giá, tuyên dương những hành động, ứng xử thực hiện tốt văn hóa tôn trọng con người.

10. Các biểu hiện không tích cực cần nhận dạng và uốn nắn khi các cá nhân được nhắc nhở thực hiện đúng cốt lõi “Tôn Trọng và Quan Tâm Đến Từng Cá Nhân”
– Chưa bình đẳng trong phân công công việc
– Chưa tập thói quen nói lời tích cực, tốt đẹp kể cả khi có góp ý với người khác
– Chưa chủ động giúp đỡ những người yếu thế.
– Chưa kiên nhẫn với những người có thái độ chưa tốt với mình
– Chưa chủ động trong việc nhận lỗi và biết ơn đối với những người xung quanh.
– Chưa chú trọng quan tâm đến sức khỏe của bản thân

Các bài viết cùng chuyên mục

GIÁ TRỊ CỐT LÕI “CHÍNH TRỰC CÔNG TÂM”

GIÁ TRỊ CỐ LÕI “CHÍNH TRỰC CÔNG TÂM” Slogan: Trao...

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: ĐẶT KHÁCH HÀNG LÊN TRÊN HẾT

Slogan: “Khách Hàng Hài Lòng, Tôi Hạnh Phúc” 1. Tin...

GIÁ TRỊ VĂN HÓA “TINH THẦN HỢP TÁC”

Slogan: “Kết sức mạnh – Nối thành công.” 1. Hợp...

0909889149 @